Culture

Culture

Breaking News

Gallery

Beauty

Put your ad code here

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Quản lý thiết bị vật tư - Phương pháp quản lý kho hiệu quả

Công tác quản trị kho hàng, hàng vật tư, nguyên liệu phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong các vấn đề về việc giảm lãng phí hay thất thoát hàng hóa, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giảm lượng hàng tồn kho. Vậy có các cách quả lý kho hiệu quả nào chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
  
Thứ 1: Đảm bảo được quy trình xuất, nhập, tồn kho rõ ràng, chi tiết và khoa học
Quy trình xuất nhập tồn kho khoa học, rõ ràng đóng vai trò chính và quan trọng trong việc vận hành công tác quản lý xuất nhập kho.
Đối với các hoạt động như nhập hàng vào kho, bạn cần nắm vững kiến thức và làm rõ các câu hỏi sau: ai là người đề nghị mua hàng, ai là người kiểm tra, kiếm soát, ai phê duyệt, ai thực hiện việc mua hàng, ai chịu trách nhiệm nhập hàng vào kho và ai là người hạch toán ghi sổ, ai là người nhập trên phần mềm…
Thứ 2: Quản lý và theo dõi cẩn thận, thường xuyên
Đối với những Việc quản lý các danh mục hàng hóa, nắm bắt được chính xác tình trạng hàng hóa (có bao nhiêu hàng, liệu hàng hóa và nguyên vật liệu trong kho có đáp ứng đủ nhu cầu đột xuất không, có cần nhập thêm hàng không, hàng hóa nhập về như thế nào...) như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế tình trạng tồn kho dẫn đến lãng phí và hao mòn hàng hóa cũng như tình trạng thất thoát các mặt hàng, sản phẩm hàng hóa không rõ lý do. Điều này cũng giúp cho việc đảm bảo một lượng vừa đủ hàng hóa vật tư được lưu trữ bảo quản trong kho và luân chuyển kịp thời.
Thứ 3: Có phần mềm và công cụ hỗ trợ công tác quản lý kho
Tất cả việc liên quan đến quản lý kho bằng các phương pháp thủ công như dùng sổ sách hay excel là rất kho đối với các doanh nghiệp mà số lượng hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm trong kho lớn, và có nhiều chủng loại. Nếu mà sử dụng các công cụ này thì các doanh nghiệp không thể nào đảm bảo được sự chính xác, chi tiết và tỉ mỉ trong việc quản lý kho hàng cũng như đánh giá tình trạng đáp ứng của hàng hóa hiện tại
Thứ 4: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự quản lý kho

Hiện nay Việc các doanh nghiệp có một quy trình quản lý kho hàng, kho vật tư nguyên liệu hoàn hảo cũng như một phần mềm hỗ trợ chuyên dụng cho quản lý kho như vậy là chưa đủ. Lý do cơ bản và đơn giản chính đấy là con người: nhân tố chính sử dụng và quyết định những yếu tố đó. Nếu các nhân viên quản lý thủ kho thiếu kĩ năng và thiếu kinh nghiệm sử dụng phần mềm, chậm chạp, thiếu cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quản lý kho hàng, từ đó gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới hiệu suất của các bộ phận liên quan, gây ra thất thoát hỏng hóc hàng hóa, nhầm lẫn số lượng hàng...

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Quản lý thiết bị vật tư - bộ máy quản trị ở doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy quản trị ở doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng cà cần thiết nó giúp cho bộ máy hoạt động của doanh nghiệp càng ngày càng hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vật tư kỹ thuật là sản phẩm của lao động được dùng để sản xuất những mặ hàng: nguyên liệu, vật liệu… thiết bị, máy móc và các  bán thành phẩm. Có thể một sản phẩm của những Doanh nghiệp này lại là loại nguyên liệu của nhiều Doanh nghiệp khác. Vì mỗi vật, mỗi thiết bị có những thuộc tính khác nhau và chính như thực hiện nó sẵn sàng có thể dùng cho nhiều việc, cho nên cùng một loại sản phẩm có thể dùng làm sản phẩm tiêu dùng hay dùng làm vật tư kỹ thuật. Bởi vậy, trong bất cứ trường hợp cần phải căn cứ vào công dụng cuối cùng của sản phẩm để xem xét và đưa ra kết luận nó là vật tư kỹ thuật hay là sản phẩm tiêu dùng đích thực.
Hầu hết các Tổ chức bộ máy quản trị vật tư ở doanh nghiệp đều được hình thành một cách khách quan dựa trên chức năng quản trị của tổ chức về vật tư. nó quyết định một phần hiệu quả của công tác quản trị ở doanh nghiệp.
Nếu như các bộ máy quản trị vật tư được hình thành một cách hợp lý thì sẽ có tác dụng vô cùng to lớn đến hiệu quả công tác quản trị vật tư ở doanh nghiệp. Vì vậy, sự cần thiết phải nghiên cứu, tổ chức bộ máy quản trị vật tư: tức là đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải xác định được hiệu quả hoạt động của tổ chức là một việc làm vô cùng cần thiết, thường xuyên của quá trình tổ chức bộ máy. Vì qua việc nghiên cứu này các doanh nghiệp có thể thực hiện để đánh gía được tính hiệu quả và hợp lý của bộ máy qua từng thời kỳ hay không. Từ đó có những kiến nghị kiện toàn bộ máy tổ chức.
Ngoài các Doanh nghiệp tư nhân cũng như nhà nước phải không ngừng tinh giản bộ máy quản lý , nâng cao sức mạnh của tổ chức, nghiên cứu ,xây dựng phát triển những mô hình tiên tiến về tổ chức bộ máy quản trị ở Doanh nghiệp .
Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của tổ chức bộ máy quản trị ở các doanh nghiệp.


Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Khó khăn trong việc quan lý thiết bị định dạng tàu cá


Đánh cá là một trong những ngành nghề có độ rủi ro rất lớn khi gặp phải điều kiện thiên nhiên không tốt. Vậy vấn đề quản lý thiết bị đánh cá hiện nay đang gặp những khó khăn gì, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
Những Khó khăn nhất trong quản lý thiết bị định dạng tàu cá có lẽ là một vấn đề ngư dân đã được nghe nhắc đến rất nhiều hiện nay nhưng tính đến thời điểm này vẫn là bài toán nan giải cho các cấp quản lý.
Thật vậy, ngày nay on người đã biết sáng tạo ra thiết bị nhận dạng (AIS) là một hệ thống thông tin an toàn hàng hải. Những tàu cá có gắn thiết bị  AIS có thể chủ động chia sẻ các thông tin của mình với các phương tiện cũng như tránh va đập với các phương tiện tàu bè khác. Vấn để đáng quan tâm ở đây là ngư dân lại đi tìm mua những loại máy giá rẻ và chưa được cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Ở tỉnh Phú Yên, trong thời gian qua có rất nhiều ngư dân mua và sử dụng thiết bị này với giá rất rẻ khoảng 9 - 20 triệu đồng. Có những chủ tàu được đơn vị bán sản phẩm đổi mã nhận dạng nhưng thông tin khai báo lại không chính xác hoặc không khai báo mã nhận dạng Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí, đã có rất nhiều ngư dân nhầm lẫn tàu cá đánh bắt trong nước với tàu cá đánh bắt nước ngoài khi bắt tín hiệu từ hệ thống thiết bị AIS.
Cục Kiểm ngư của Việt Nam mới đây cũng đã khuyến cáo đến tất cả  ngư dân thận trọng trước việc mua thiết bị nhận dạng AIS trôi nổi cộng với giá rẻ lắp đặt trên tàu cá như hiện nay. Vấn đề quan trọng nhất là ngư dân cần phải khai báo rõ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ thông tin khi sử dụng thiết bị này. Bởi vì nếu không được kiểm soát rõ ràng, việc sử dụng hệ thống thiết bị AIS chưa được đổi mã nhận dạng không những chỉ gây mất an toàn an ninh hàng hải mà còn gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển khi tàu cá của ngư dân gặp sự số trên biển.
Bài viết trên hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực trạng khó khăn trong việc quản lý thiết bị đánh cá hiện nay.



Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Quản lý thiết bị - quản trị theo nguyên tắc chức năng

Tổ chức bộ máy quản trị vật tư theo nguyên tắc chức năng:
Để đảm bảo bộ máy hoạt động của công ty cũng như đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong các công ty thì bộ phận quản trị vật tư là vô cùng quan trọng. Vậy bộ máy này hoạt động theo nguyên tắc nào chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
Theo nguyên tắc này thì mọi chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng vật tư được chuyên môn hoá cho từng bộ phận, cho từng phòng ban cụ thể và  theo sơ đồ sau:
+Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận này như sau:
-Bộ phận kế hoạch thống kê: nhiệm vụ chủ yếu là xác định nhu cầu và nguồn vật tư cho Doanh nghiệp .
Lên phương án kế hoạch mua sắm vật tư, vật liệu
Lập đơn hàng hóa vật tư kỹ thuật
Lập phiếu lĩnh thu vật tư theo hạn mức
-Bộ phận kế hoạch chuyên theo dõi kiểm tra và sử dụng vật tư thiết bị.
Thống kê tình hình xuất – nhập khẩu và cung ứng vật tư
Lập kế hoạch vật tư mới.
-Bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường
Nghiệp vụ chủ yếu của bộ phận này: nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất để có thể trả lời được những câu hỏi: Giá cả, chất lượng, số lượng, nguồn cung ứng các sản phẩm
-Bộ phận tiếp liệu: bộ phận này nhiệm vụ chủ yếu là mua sắm vật tư, áp tải vật tư hàng hoá, theo dõi giao nhận vật tư đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, chính xác theo đúng hợp đồng mua hàng.
Đội vận chuyển: Đối với các công ty có quy mô lớn chuyên chở, có đội xe riêng của công ty. Tuỳ theo quy mô và yêu cầu mà cần đến những số lượng và đội xe đòi hỏi khác nhau. Công tác này, nó góp phần khá tốt chủ động trong việc vận chuyển vật tư trang thiết bị , thuận tiện linh hoạt mọi lúc, mọi nơi.


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Quản lý thiết bị vật tư - quản lý kho ( Phần 1)

Quản lý kho là một trong những công việc không hề đơn giản, chỉ cần một sai sót nhỏ đã có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về hiệu quả kinh tế của toàn công ty. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ cho các bạn một số phương pháp quản lý kho đang được ứng dụng hiện nay.

1.      Quản lý bằng kinh nghiệm
Đây là cách quản lý hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm thực tế trong quá trình vận hành và quản lý kho, Cách quản lý này chỉ ứng dụng được với những kho nhỏ có số lượng hàng hóa ít hoặc không có quá nhiều mặt hàng trong kho: như các xưởng sản xuất nhỏ lẻ.... Cách Quản lý kho bằng kinh nghiệm giúp những người quản lý không tốn thời gian với những tài liệu số liệu, sổ sách. Tuy vậy những phương pháp này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn sai sót nhỏ dẫn đến hậu quả vô cũng nghiêm trọng khi không có số liệu để đối chiếu trong trường hợp cần thiết, cấp bách.
Ưu điểm: Quản lý kho bằng kinh nghiệm giúp người quản lý không tốn thời gian với những số liệu, sổ sách,
Nhược điểm: Cách quản lý này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi không có số liệu để đối chiếu trong trường hợp cần thiết để đối chiếu.

2.      Quản lý bằng sổ sách hoặc quản lý bằng phần mềm tính toán đơn giản
Cách quản lý này là phương pháp được rất nhiều người sử dụng vì nó rất tiện lợi và dễ sử dụng, chỉ cần một quyển số hoặc một chiếc máy tính có phần mềm Microsoft Office Excel là chúng ta đã có thể lưu trữ các thông tin về số lượng hàng hóa nhập về, số lượng hàng hóa tiêu thụ trong ngày hoặc trong 1 tuần…
Ngược điểm: Phương pháp này khiến người quản lý kho mất rất nhiều thời gian vào việc cập nhật số liệu bằng tay sau mỗi một lần phát sinh giao dịch. Dễ sai sót hoặc quên cập nhật dữ liệu, dẫn đến việc số liệu thực tế không khớp với số liệu trong sổ sách, dễ gây hiểu lầm cho quản lý kho và gậy quả nghiêm trọng cho kinh tế công ty...


Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Mục đích tiến hành quá trình quản lý máy móc thiết bị


1.   Mục đích: Quy định cách thức tiến hành Quá trình quản lí máy móc thiết bị  cho Công ty nhằm bảo đảm:
    a.   Năng lực máy móc thiết bị (số lượng cũng như tính năng kỹ thuật) đáp ứng các yêu cầu về sản xuất kinh doanh
    b.  Các máy móc thiết bị được bảo vệ, kiểm soát, bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn (cho các thiết bị đo lường thích hợp) thích hợp để luôn trong tình trạng làm việc tốt.
    c.   Việc vận hành đúng theo hướng dẫn quy định đã đặt ra
    2. Phạm vi: Quy trình này áp dụng trong mọi quá trình quản lí máy móc thiết bị của Doanh nghiệp
      3. Trách nhiệm và quyền hạn
    3.1. Những người liên quan khác. Trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan khác của Quá trình quản lí máy móc thiết bị Doanh nghiệp được quy định ở điểm 4 của quá trình này.
       3.2.    Người phụ trách quá trình.
       a. Nhân viên phụ trách máy móc thiết bị là người Phụ trách Quá trình quản lí máy móc thiết bị Công ty.
       b. Nhân viên  phụ trách máy móc thiết bị chịu trách nhiệm về việc đạt các mục tiêu của Quá trình quản lí máy móc thiết bị Doanh nghiệp
       c. Nhân viên  phụ trách máy móc thiết bị có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát việc thực hiện của các bộ phận liên quan đến quá trình.
       d. Nhân viên phụ trách máy móc thiết bị có trách nhiệm theo dõi thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa để cải tiến hiệu lực và hiệu quả trong Quá trình quản lí máy móc thiết bị Doanh nghiệp.


Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Vai trò đảm bảo trong quản lý nguyên vật liệu

Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Là thước đo để đánh giá trình độ bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất chính và là mức độ đáp ứng của 3 yêu cầu: cung cấp kịp thời, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại và cung cấp đồng bộ.
Việc đảm bảo nguyên vật liệu đầy đủ, đồng bộ và kịp thời là điều kiện tiền đề cho sự liên tục trong quá trình sản xuất, cho sự nhịp nhàng đều đặn của quá trình sản xuất. Đây chính là cơ sở để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu của thị trường về mặt số lượng. Bất cứ một sự không đầy đủ, kịp thời và đồng bộ nào của nguyên vật liệu đều có thể gây ra tình trạng ngưng trệ sản xuất, gây ra sự vi phạm các quan hệ kinh tế thị trường được thiết lập giữa các doanh nghiệp với nhau, gây ra sự tổn thất nghiêm trọng trong sản xuất kinh doanh.
Những nguyên vật liệu được đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm góp phần quan trọng vào công việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ vậy mà tăng doanh thu, tăng quỹ lương và đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là vấn đề quan trọng nhất để đưa các mặt quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao như quản lý lao động, định mức, nguồn lương, thiết bị, vốn...Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, tăng khả năng sinh lời của vốn, thực hiện tốt các yêu cầu của quy luật tái sản xuất mở rộng bằng con đường tích tụ vốn.
Tóm lại công tác bảo đảm trong sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Việc đảm bảo này ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất, đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm đầu tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả kinh tế và sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.


Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Quy đinh của nhà nước về quản lý tài sản thiết bị


Ngày 05 tháng 04 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng.
Nghị định này quy định về quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dựng Tiết kiệm tài nguyên khoáng sn, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trườngvề quản lý chất lượng và kinh doanh vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản.
Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chun, quy chun kỹ thuật và tuân thủ thiết kế (khi sử dụng vào công trình xây dựng), phải công bố tiêu chuẩn áp dụngquy chuẩn kỹ thuật quốc gia; phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa (sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng yêu cầu có nhãn hàng hóa).
Hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
i) Cửa hàng, siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng phải có đủ diện tích kho, bãi chưa đảm bảo cho việc bảo quản, xuất nhập các sản phẩm vật liệu xây dựng.
ii) phải có đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các loại vật liệu xây dựng dễ cháy, có mùi, hóa chất độc hại, bụi bẩn.
iii) thu hồi, xử lý các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng có các quyền của thương nhân kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật về thương mại; có quyền quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng vật liệu xây dựng.
1. Yêu cu đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu xây dựng:
a) Bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng phù hp với hợp đồng thương mại;
b) Tuân thủ các yêu cầu về chất lượng vật liệu xây dựng xuất khẩu quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết;
c) Trường hp vật liệu xây dựng được tái nhập để sử dụng trong nước, nhà xuất khẩu phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định đối với nhà nhập khẩu vật liệu xây dựng;
d) Chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hàng năm và đột xuất phải báo cáo Sở Xây dựng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đăng ký kinh doanh để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng việc xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chủ yếu.
2. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu xây dựng:
a) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu;
b) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng sản phẩm và yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Chịu trách nhiệm việc tái xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
d) Vật liệu xây dựng nhập khẩu không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng nhưng không tái xuất được và không tái chế được, nhà nhập khẩu phải thực hiện tiêu hủy trong thời hạn quy định, chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan;
đ) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về chất lượng, các Điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm vật liệu xây dựng cho người kinh doanh và người sử dụng;
e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.